Friday, September 6, 2019

Saturday, November 15, 2014

Đạo đức là gì?

Hôm qua (14/11/2014) tôi đi nghe buổi nói chuyện của TS. Dương Ngọc Dũng, chủ đề là Từ đạo đức đến tôn giáo. Ở đây tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi: Đạo đức là gì?
  • Theo Jeremy Bentham: đem đến nhiều lợi ích nhất cho nhiều người nhất (chủ nghĩa công lợi).
  • Theo Immanuel Kant: là cái mình cho là đúng nhất.
  • Theo Dương Ngọc Dũng: là việc đặt sự tôn trọng người khác lên trên tôn trọng chính mình.
Còn theo tôi, đạo đức là thứ gần giống với quan điểm của Jeremy Bentham. Tôi chỉ muốn sửa lại một tí:
  • Theo tôi, đạo đức là thứ đem lại nhiều lợi ích nhất cho cộng đồng của mình.
Ta sẽ xem xét từng trường hợp một.

...

Thôi, nói cho quan điểm của tôi thôi, tôi đói bụng rồi =)))

Tôi cho rằng những gì gọi đạo đức thật ra chỉ là bản năng của con người thôi. Chính xác hơn đạo đức là những gì mà bản năng thúc đẩy. Con người có bản năng yêu thương đồng loại, vì vậy thấy một người nằm vật vã sắp chết ai cũng sẽ động lòng thương xót và có ý giúp đỡ, dù rằng nếu không giúp thì cũng chẳng vi phạm pháp luật. Tại sao con người lại có bản năng đó? Vì nó đem lại nhiều lợi ích nhất cho cộng đồng của mình. Điều này cũng lý giải được vì sao người ta có thể làm hại lẫn nhau. Vì người đi hại không coi người bị hại thuộc cộng đồng của mình. Không phải cứ là dân Việt Nam thì là chung một cộng đồng. Cũng không phải bất đồng ngôn ngữ thì là khác cộng đồng. Một người sẽ thuộc rất nhiều cộng đồng khác nhau. Chúng đan xét vô cùng phức tạp. Thường thì khi gặp một người lạ, ta sẽ xem người đó vừa không phải là của cộng đồng của mình vừa thuộc cộng đồng của mình. Không thuộc vì ta sẽ có những sự ngập ngừng ít nói do không quen biết. Thuộc vì ta sẽ cố gắng vượt qua điều đó để bắt chuyện, vì sau đó cả hai sẽ phải hợp tác với nhau. Một kẻ giết cha giết mẹ sẽ không coi cha mẹ của hắn thuộc cộng đồng sống chung với hắn được (trong khoảng thời gian hắn thù hận cha mẹ), mặc dù trước đó hắn đã được cha mẹ nuôi dưỡng, và tất nhiên là lúc được nuôi dưỡng hắn không giết vì cha mẹ hắn đang thuộc cộng đồng của hắn.

Bản năng là thứ nằm trong gene. Nó không hoàn toàn chi phối chúng ta, ta có thể dùng lý trí lấn át nó. Nhưng nó sẽ hướng dẫn gần như mọi hoạt động của chúng ta, vì nếu chúng ta cứ dùng lý trí thì sẽ cạn kiệt năng lượng mà chết. Nó giải thích vì sao ta có thể từ chối cho tiền một người ăn xin, vì điều đó sẽ chỉ có hại cho chính họ mà thôi, nhưng vẫn cảm thấy trong lòng dâng lên một niềm thương hại. Thương hại đồng loại là thứ nằm trong gene. Các hệ quả kinh tế học thì không.

Cả quan điểm của Jeremy Bentham và của tôi đều có điểm khác biệt với các quan điểm khác, đó là nó có tính toán học ở trong đó. Giá trị lớn nhất là một khái niệm toán học. Nhưng làm sao để tính được cái giá trị đó? Bằng cách mô hình hóa cuộc sống. Lấy một ví dụ sau:

Để khuyến khích trẻ đọc sách, người ta có sáng kiến là cứ mỗi lần đọc được một cuốn sách, trẻ sẽ được thưởng 2 đô. Giả sử rằng mọi đứa trẻ muốn nhận được tiền đều phải chứng tỏ được rằng mình đọc sách đàng hoàng, vậy có nên áp dụng phuong pháp này không?
Bài toán này, nếu có thể toán học hóa, mô hình hóa nó, thì kết quả sẽ làm hài lòng tất cả mọi người. Đây chính là đạo đức.

Các câu hỏi có thể có:
  1. Làm sao có thể mô hình hóa tất cả các vấn đề phức tạp của cuộc sống được?
    Đây là vấn đề then chốt nếu sử dụng kiểu đạo đức này. Tôi không phải dân toán nên cũng không dám chém bừa. Nhưng tôi biết trong toán học có một nhánh là logic mờ, nghĩa là có thể áp dụng logic cho những thứ trước giờ không định lượng được như đẹp, xấu, hói, v.v. Hoặc thực tế hơn, có thể dùng dữ liệu lớn đề phỏng đoán một sự kiện được xảy ra trong tương lai. Cái này giống y như trong cơ lượng tử vậy. Không ai có thể khẳng định ngày mai tôi ăn bánh bao hay há cảo, nhưng sẽ luôn tính được xác suất mai tôi ăn bánh bao. Theo như tôi biết, ở Nga có dự án 2045, tham vọng là sẽ xây dựng được một cái siêu máy tính có thể dẫn dắt loài người đi, kiểu như trong phim I, robot vậy. Google kế bên các bạn kiểm tra giùm :D
  2. Ok, cứ cho là có thể làm được đi. Nhưng bộ não con người không thể tính toán với ngần ấy công thức được. Dù là nhà toán học kiệt xuất cũng không thể tính nhanh một tích phân 20 lớp được.
    Cái này dễ thôi. Cứ tạo một cái app tên là Đạo đức, dùng cho cả iOS, Android và Windows Phone. Tới lúc cần đưa ra quyết định đạo đức, cầm lên hỏi Siri, Google Voice hay Cortana câu "What should I do?" là được. Thông tin sẽ được truyền tới máy chủ và kết quả đạo đức sẽ được trả lại. Còn hiện đại hơn thì cấy luôn một con chip vào trong não. Cắm đầu mình vào một cái máy thì cũng đâu khác cắm cái máy vào đầu mình đâu.

  3. Thế ra chúng ta sẽ là con rối của một cái máy à?
    Thật ra là trong một số hoàn cảnh, chúng ta đã là như vậy rồi. Lái máy bay bây giờ toàn bật chế độ lái tự động. Sự phức tạp trong việc lái máy bay lớn tới nỗi không con người nào hiểu nó một cách cặn kẽ cả. Sau này tới lượt xe cộ cũng sẽ tự động lái. Và chẳng phải chúng ta đang ngồi trước màn hình máy tính đó sao? Tôi nghĩ sẽ có ngày loài người chúng ta trở thành người-máy.
  4. Hmm. Xem nào, bây giờ toán học chưa phát triển mạnh đủ để toán học hóa nó, công nghệ cũng chưa đi tới việc cấy ghép chip vào đầu. Xem như là cái kiểu đạo đức này chỉ có thể dùng được trong tương lai. Vậy thì từ giờ đến đó tôi phải dùng kiểu đạo đức nào?
    Chắc là từ giờ đến lúc đó mọi người phải tự mình trả lời câu hỏi đó, hoặc tham khảo một số mẫu đạo đức có sẵn.

Thursday, June 19, 2014

Re: Trò chuyện với Dương Thụ. Trả lời bình luận của Dav Jr

Bình luận ở đây: http://ooker7.blogspot.com/2014/05/tro-chuyen-voi-duong-thu_11.html?showComment=1403174890111
Chỉ gắng kết nhất thời đc sinh ra và lắng xuống nhanh như nó nỗi lên vậy.
Tất cả những gì anh muốn nói là cái này đây :)))))))))))))))))))

Chuyện này cũng giống như nhà khoa học và nhà chính trị. Nhà khoa học thì luôn tìm hiểu nói những điều đúng, còn nhà chính trị thì ranh ma lươn lẹo. Nhưng đợi đến khi nhà khoa học nói được điều đúng (sau vài ngày google chẳng hạn) thì nhà chính trị đã đưa ra được vài chính sách rồi. Mà vài ngày và có Google hỗ trợ là được gọi là nhanh lắm rồi, một bài báo khoa học có khi mất mấy năm chưa ra. (Khóa luận anh làm cũng chưa xong :v).

Trở lại vấn đề, anh không nói là ông ấy nên dừng lại, mà trái lại, nếu đặt mình vào vị trí có ảnh hưởng mạnh mẽ như ông ấy, anh cũng sẽ làm chính xác những gì ông ấy làm (và nói). Anh cho rằng đây là sự cực đoan cần thiết. Anh không bàn chuyện cần thiết hay không, anh chỉ bàn chuyện có cực đoan hay không.

Lấy một ví dụ trông có vẻ không liên quan: gái ăn chơi và gái chính chuyên vậy. Trong một môi trường quá chính chuyên, thì những kẻ ăn chơi sẽ thành công. Ngược lại, trong một môi trường toàn ăn chơi trác táng, những người nết na dịu dàng sẽ được săn đón. Điều nghịch lý hơn nữa là trong cả hai trường hợp, ai cũng biết là ăn chơi sẽ dễ dính sida hơn.

Lần lại lịch sử tình dục sẽ thấy, các giai đoạn giữa giải phóng và bảo thủ cứ xen kẽ nhau. Chỉ xét từ sau khi có thuốc tránh thai được phát minh, phong trào giải phóng tình dục nổ ra ầm ầm. Nhưng tới gần đây, ngay chính phương Tây, lại có xu hướng muốn giữ trinh tiết cho đến khi cưới.

Tất nhiên tất cả những điều này đều là tốt, mỗi lần như vậy xã hội lại tiến thêm một bước. Mỗi lẫn bước quá sang một bên thì sẽ có một phong trào đòi bước lại sang bên kia. Dần dần hai bên sẽ tìm được điểm trung hòa hay vị trí cân bằng. Tồn tại một tỷ lệ ổn định giữa gái chính chuyên và gái ăn chơi. Cái này gọi là Chiến lược Tiến hóa Bền vững (ESS). Nếu muốn, có thể đọc cuốn Gene vị kỷ của Dawkins để biết thêm chi tiết. (Cái này có cả Hamilton xây dựng chứ đừng đùa :))))) )

Quay trở lại vấn đề. Cái anh muốn nói là không nên và không thể tận diệt hết tất cả những bài nhạc hời hợt. Không thể, vì các bài nhạc đó sẽ có đất sống, bất kể trình độ của người nghe như thế nào.

Lấy ví dụ bài Gangnam Style. Bản thân anh ngay từ đầu cũng đâu thích nghe đâu. Đi đường thấy ai cũng bật bài này nghe bực. Nhưng rồi giai điệu nó cứ thấm dần vào người. Rồi thấy nó cũng hay hay. Đến lúc đó, anh mới thấy rằng nó có sự gắn kết mạnh mẽ. Nó trở thành đề tài để mọi người bàn tán. Sau khi bàn về nó xong, mọi người sẽ bàn về những cái khác. Nó là "miếng trầu" thời hiện đại. Miếng trầu thì không có (mấy) dinh dưỡng, nhưng (chắc) là nó ngon. Không thể chỉ ăn trầu mà sống, nhưng cuộc sống thì không thể thiếu trầu.

Mà giờ còn ai ăn trầu, cũng như Gangnam Style giờ cũng hết nổi. Sau đó ở VN thì có bài "Anh không đòi quà" với những clip nhại theo. Con người cần nghệ thuật chân chính, bản thân anh rất ủng hộ chuyện mỗi người phải tự nâng cao trình độ. Nhưng con người cũng cần những thứ thời thượng, dễ nhớ dễ quên. Những bài hời hợt có vị trí của nó, nó đã hoàn thành sứ mạng của mình. Ai cũng lo khi nó nổi lên, nhưng lại không để ý sau đó nó lại bị chìm đi. Giá trị của các bài chất lượng cao như Sonata Ánh trăng vẫn không bị sứt mẻ. Mà lo làm gì, chắc chắn là trong thời Beethoven cũng đầy nhạc vớ vẩn, giờ còn ai nhớ đến đâu. Vài năm nữa là bài Gangnam Style sẽ chìm vào quên lãng, thế hệ con người tiếp theo sẽ chẳng ai biết đến bài này.

Tóm lại, anh rất ủng hộ chuyện nghe nhạc có chất lượng, nhưng anh không phản đối chuyện nhạc hời hợt xuất hiện. Vế đầu anh luôn có từ hồi nhỏ, vế sau anh mới tìm ra gần đây. Anh sẽ phản đối những ý kiến cho rằng không được để cho nó tồn tại.

Mà hời hợt cũng có dăm bảy đường hời hợt. Như nhạc của HKT bị công kích quá trời, trong khi Gangnam Style có thấy ai công kích đâu. (Chắc chắn là có, nhưng nó đã bị đè bẹp rồi. Tại sao?).
.
.
.
Nói một tí về hoàn cảnh sáng tác bài này. Cái bài này bản thân anh cũng chưa thích công bố. Nó chỉ xứng làm một bản nháp thôi. Anh viết nó chỉ để mỗi khi gặp lại ông Dương Thụ, anh có cái để móc ra nói, tránh tình trạng quên ý. Thà khẩu phục nhưng tâm không phục thì không nói, ghét nhất là mình có ý để phản bác lại mà đến lúc phản bác thì lại quên.

Saturday, May 17, 2014

Kinh nghiệm học lý thuyết



Đây là kinh nghiệm của tôi khi học ở bộ môn vật lý lý thuyết. Nói chung bộ môn nào cũng có những cái mới phải học và những cái khiến bạn bỡ ngỡ. Tôi sắp ra trường, hy vọng chút kinh nghiệm sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ. Không nhắt thiết các bạn phải làm quen ngay từ bây giờ, hồi tôi học có ai chỉ lại đâu, vẫn học được như thường. Đọc cái này để các bạn mường tượng rõ hơn mình phải làm gì thôi. Còn chơi được thì cứ chơi :v. (Thật ra tới giờ vẫn còn ham chơi, năm ba còn ghiến Starcraft, năm tư ghiền cờ vây. Rốt cuộc là một tuần chắc chỉ có hai ba buổi là thật sự tự học ở nhà, còn lại chơi miết :v)



*****
Hai thứ chắc chắn cần phải có khi vào đây:
1. Đam mê
2. Anh văn

Không có đam mê mà đâm đầu vô lý thuyết thì sẽ chết ngộp và chết ngạt. Không có đủ đam mê sẽ dễ dàng từ bỏ ngay từ những dòng suy luận đầu tiên. Cảm giác chinh phục được khó khăn thật vô cùng sung sướng, nhưng trước hết phải đụng mặt với khó khăn đã. Nó cũng giống câu: “ai cũng muốn lên thiên đàng, nhưng không ai muốn chết” vậy. 

Bộ môn lý thuyết không chỉ đơn giản là đào tạo ra người biết về vật lý mà còn đào tạo ra con người hiện đại, thích ứng tốt với mọi môi trường. Vì thế tất cả các các sách trong đó đều là sách tiếng Anh. Hai năm đầu các bạn toàn đọc sách tiếng Việt, bỗng dưng bị quăng một đống sách tiếng Anh, không kịp làm quen sẽ rất mệt. Lấy sách cơ lượng tử của thầy Hoàng Dũng làm thí dụ, viết tiếng Việt đọc còn chết lên chết xuống nói gì sách tiếng Anh. Đã phải đánh vật với tính toán và ý tưởng trong đó, còn phải đánh vật thêm với tiếng Anh sẽ mệt lắm. 

Học tiếng Anh thì không thể bỏ qua từ vựng và ngữ pháp. Từ vựng thì không thể liệt kê ở đây được, chỉ có thể liệt kê ngữ pháp. Sau đây là một số cấu trúc câu thường dùng: “dễ dàng chứng minh” ~> bài tập; “tương tự ta có” ~> thi; “các chương x, y, z các em về tự đọc” ~> thuyết trình.

Về mặt kiến thức, cần nắm (thật) chắc cơ lượng tử và cơ lý thuyết. Ở cơ lượng tử, ít nhất cũng hiểu rõ tại sao phải giải phương trình hàm riêng trị riêng, các bước giải của nó; đưa cho một thế bất kỳ phải giải được, không nhất thiết là giếng thế sâu vô hạn hay rào thế cao vô hạn; nắm được sự lượng tử hóa lần hai. Ở cơ lý thuyết, chỉ độc nhất mỗi nguyên lý tác dụng tối thiểu là phải hiểu. Đây là nguyên lý vô cùng đơn giản mà tinh tế. Tôi cũng rất thích nguyên lý này, nếu rảnh nhất định sẽ có bài riêng cho nó. (
Bên trái là lagrangian của Mô hình Chuẩn.
Ngoài ra cũng cần học vững vật lý chất rắn, tất cả các môn toán và ... thể dục. Theo cuốn Luật trí não của John Medina:

Những người thường xuyên rèn luyện cơ thể thực hiện tốt hơn những người ngồi lỳ ở nhà trong những trắc nghiệm về trí nhớ dài hạn, khả năng lập luận, sự chú ý, cách giải quyết vấn đề, thậm chí thực hiện các nhiệm vụ được gọi là thông minh
Nhớ ăn sáng trước khi tới lớp. Hồi đó tôi có một phương châm là thà đến lớp trễ còn hơn nhịn ăn sáng. Xem ra cũng khá hiệu quả (áp dụng cũng rất thường xuyên :v)

Xem thêm cách thức hoạt động của não để nâng cao hiệu suất làm việc tại www.brainrules.net. Cuốn sách này hiện được bán rộng rãi tại các nhà thuốc, nhầm, nhà sách trên toàn quốc.
(Giống quảng cáo sách quá =.=)

Khi đi học nhớ mang những cuốn sách liên quan để tiện tham khảo. Ví dụ như học vật lý chất rắn thì nhớ mang theo cơ lượng tử. Học cơ lưởng tử thì nhớ mang theo cơ lý thuyết vì sẽ có những ý tưởng tương đồng (cơ lượng tử không dùng hình thức luận Lagrange nhưng dùng hình thức luận Hamilton). Hãy ghi chú chi tiết. Nếu có câu hỏi, hãy chú thích lại, sau này sẽ trả lời được. Nói không phải khoe, nhưng tôi được 9.5 điểm môn tích phân lộ trình vì còn giữ một câu hỏi từ hồi học cơ lượng tử. Ra thi thầy hỏi đúng y chang câu đó. Hên :)))


Ghi chú hồi còn học cơ lượng tử
Ngoài ra thì nên có một cái laptop để dễ dàng tìm tài liệu cũng như trao đổi học tập. Nếu được hơn nữa thì mua thêm một cái tablet để đọc sách và ghi chú thẳng trên đó luôn (ghi chú bằng viết). Rất rất tiện. Nội chuyện mua sách photo cũng tốn nhiều tiền và nặng cặp (một cuốn như Landau khá nặng và dày, hơn nữa sẽ khó mang sách khác để tham khảo), khi học có gì không hiểu google ngay. Tuy nhiên khi đọc sách bình thường tôi vẫn khuyến khích đọc sách giấy.

Ghi chú trên tablet
Năm ba sẽ được học các môn: cơ lượng tử 2, lý thuyết nhóm, lý thuyết trường điện từ (kiêm thuyết tương đối hẹp), lý thuyết chất rắn, lý thuyết trường hấp dẫn (thuyết tương đối rộng), lý thuyết trường lượng tử, hệ thấp chiều và hệ nhiều hạt. Năm tư sẽ học các môn: hạt cơ bản, tích phân lộ trình, quang bán dẫn và quang lượng tử, vật lý tính toán, hàm suy rộng và hàm Green.
 
Tất cả các môn sẽ được giới thiệu kỹ, tôi không cần phải nói trước làm gì. Riêng ba môn tôi muốn nói rõ hơn. Thứ nhất và thứ hai là tích phân lộ trình và lý thuyết trường hấp dẫn. Chúng sẽ cho ta thấy được sự điên khùng và đầy tài năng của Feynman và Einstein. Người ta cứ nghĩ cơ lượng tử và cơ tương đối khác biệt hoàn toàn so với cơ cổ điển, thật ra chúng có thể được dẫn dắt từ cơ cổ điển. Nguyên liệu chính là nguyên lý tác dụng tối thiểu. Với nguyên liệu đó, rắc một chút tiêu sẽ ra cơ lượng tử, rắc một chút muối sẽ ra cơ tương đối. Hai môn này thể tài năng của những con người vĩ đại, những môn kia là công sức của một tập thể to lớn, trải dài nhiều thế hệ của các nhà khoa học.

Thứ ba là vật lý tính toán. Môn này sẽ đụng lập trình. Sau này nếu không học lý thuyết tiếp thì vẫn còn lập trình làm cần câu cơm. Cộng đồng khoa học trước đây xài FORTRAN, nhưng sau chuyển sang Python. Một script của Python rất sáng sủa, nhiều chương trình dành riêng cho Python như Matplotlib (vẽ đồ thị), PyMOL (vẽ phân tử, cho ai theo hướng vật lý sinh học), v.v. Cùng một môi trường thì vùng vẫy đã hơn. Tuy nhiên dùng những ngôn ngữ khác cũng được, nếu ai có ý định đi sâu về lập trình. Với những ai như vậy, C hay Java tốt hơn.

Ngoài ra cũng nên tập xài thử Latex. Đây là ngôn ngữ dùng để viết bài báo khoa học. Word đánh cũng không sao, có khi còn đẹp hơn, nhưng nó sẽ chạy chậm nếu đánh nhiều công thức. Tất cả các sách viết nhiều công thức đều phải dùng Latex.
 

Sunday, May 11, 2014

Trò chuyện với Dương Thụ

Bạn nghĩ nền âm nhạc Việt Nam hiện nay như thế nào?

Nhạc sỹ Dương Thụ cho rằng nó đã quá xuống cấp, thể hiện trình độ văn hóa thấp kém của người nghe.

Không biết nhạc sỹ định nghĩa thế nào là nhạc tầm thường nhỉ? Tôi muốn biết ông nghĩ thế nào về các dòng nhạc như rap, hip hop, dubstep.

Tôi thì thấy ông có vẻ hơi cực đoan. (Thật ra thà cực đoan còn hơn không ai nói. Với lại tôi thấy những người đứng trên đỉnh cao của tri thức thường hay cực đoan. Cao Xuân Hạo là một ví dụ kinh điển.) Đồng ý với ông là nhiều bài hát rất vớ va vớ vẩn, ngôn từ lụy tình.

Nhưng nếu là bài này thì sao?


Cũng là một sản phẩm của Karik, bài này thì sao?

Hai bài sau, nó đều phản ánh một khía cạnh nào đó trong xã hội. Có được gọi là thấp kém không nhỉ?

Đó là nhạc Việt, nhạc nước ngoài thì sao?

Night creatures call and the dead start to walk in their masquerade
There's no escapin' the jaws of the alien this time
(they're open wide)
This is the end of your life
Đó là Michael Jackson đấy nhé. Còn đây là đỉnh cao của rap: năm đề cử Grammy, được giải Oscar cho nhạc phim. (Thông tin thêm: lúc nhận giải, do không tin mình thắng nên Enimem nằm ngủ ở nhà, con gái xem hoạt hình kế bên.)
Mom, I love you, but this trailer's got to go
I cannot grow old in Salem's lot
So here I go is my shot.
Feet fail me not or not this may be the only opportunity that I got
Vậy thế nào là nghệ thuật? Tôi chưa dám trả lời, nhưng trong giới hạn kiến thức có được, tôi nghĩ rằng đó là khi nó được lan tỏa trong cộng đồng. Một bài hát có thể không có nhiều ý nghĩa, nhưng nếu nó có một điều gì đó lan tỏa được trong cộng đồng, thì đó là nghệ thuật. Nếu một cách nào đó, một bài hát vô nghĩa trở nên được cộng đồng yêu thích, thì trong nó có một chút nghệ thuật. Cho dù có quảng cáo rầm rộ đi chăng nữa, công chúng sẽ là người phán xét cuối cùng. Điển hình là bài Gangnam StyleGentleman của Psy. Gentleman tuy được quảng cáo mạnh mẽ hơn Gangnam Style, nhưng kết quả ai hơn ai mọi người đều biết, lý do tại sao chắc ai cũng hiểu.

Con người cuối cùng cũng chỉ muốn được kết nối với nhau, bài hát (hay tranh vẽ hay bất kỳ cái gì) chỉ là phương tiện để đạt được mục đích. Nàng Kiều lỡ bước kết nối những người nghe nó trong vòng một tháng, Anh không đòi quà kết nối những con người còn chút liêm sỉ trong người trong khoảng thời gian vài tháng, bản Sonata cho Piano số 14 của Beethoven (được mọi người biết đến qua cái tên Sonata Ánh trăng) kết nối con người từ năm này sang năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, bắt đầu từ năm 1801.

Tóm lại, tôi không bảo vệ thứ vô nghĩa, tôi bảo vệ thứ kết nối con người lại với nhau.

Một ví dụ cuối. Các nhạc thính phòng được coi là đỉnh cao của nền âm nhạc thế giới. Bài nào vốn không phải là nhạc thính phòng mà được viết lại cho thính phòng đều là những bài có sức lan tỏa rất lớn; được giới hàn lâm công nhận quả là một vinh dự lớn. Gangnam Style chẳng hạn.









Thôi, bài này hay hơn :v

Saturday, April 26, 2014

Đóng góp cho Đoàn, Hội

  1. Do tôi là bí thư nên tôi sẽ chủ yếu nói về Đoàn. Nhưng lại có hoạt động chỉ có Hội mới làm. Tôi nghĩ ai đọc cũng được, quan trọng là rút ra được gì thôi. Đoàn, Hội sẽ được viết tắt là ĐH.
  2. Đây là nơi vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết. Đừng buồn nếu thấy tôi chê quá nhiều. Thật ra là vì tôi rất nể phục các bạn ĐH trong việc vừa học vừa hoạt động. Trong những năm học ở trường, tôi đặc biệt dành lời khen cho Hội K11 đã tổ chức nhiều hoạt động mới, đặc biệt là có cái kênh YouTube quảng bá rộng rãi. Mấy khóa sau tôi không có dịp quan sát kỹ, đừng buồn nếu tôi không đưa ra được lời khen. Nếu thấy xứng đáng, có thể tự khen mình một cái :3
  3. Nhắc lại, đây là nơi vạch lá tìm sâu. Bạn sẽ thấy tôi lôi ra một đống trời ơi đất hỡi. Có thể tôi là người cầu toàn, nhưng đã không làm thì thôi, chứ làm thì phải thật chỉn chu. Nhưng tôi nghĩ những lỗi đó là những lỗi rất căn bản. Nếu thuyết phục được những người khó tính thì không khó để thuyết phục những người dễ tính. Bản thân tôi lâu lâu cũng lại thấy lỗi cũng mình, và tôi sẽ cố gắng sửa nếu điều kiện cho phép. Phải luôn tự rèn luyện mình.
  4.  Ba cái này lâu lâu lại nghĩ ra một cái. Sẽ thường xuyên cập nhật khi có ý mới.
  5. Bạn có thể có cảm giác tôi đang đặt mình hơi cao. Tôi cũng có cảm giác đó :v. Nhưng nếu bạn đọc các tác phẩm vạch lá tìm sâu trong ngôn ngữ học của Cao Xuân Hạo, bạn sẽ thấy thái độ của tác giả còn quyết liệt hơn nữa. Tôi không biết làm cách nào khác mà vẫn giữ được thái độ quyết liệt này, tạm thời cứ giữ văn phong vậy đã. Mọi phê bình, góp ý đều được hoan nghênh. Tôi không muốn nhìn một chiều.
==========================================================================

Bồi dưỡng thêm tiếng Việt. Ví dụ đây là một lời quảng cáo cho ngày hội truyền thống khoa:
NÔ NỨC ĐÓN CHỜ NGÀY HỘI TRUYỀN THỐNG KHOA LÝ 2014

Chủ nhật tuần này? Bạn làm gì??
Hàng ngàn người con khoa Vật Lý đang háo hức chờ đón ngày ấy. Ngày mà thầy trò và các thế hệ sinh viên cùng tụ hội trong niềm vui khôn xiết
Quá phô. "Hàng ngàn"? "Nô nức"? Hồi năm hai tôi không đi cái ngày này vì mắc ngủ ở nhà đấy. Hàng ngàn người bấm Join trên Fb đâu có nghĩa là chắc chắn họ sẽ đi. Ở trên có hai dấu chấm hỏi liền kề, ở dưới lại thiếu mất dấu chấm câu. Phần "ngày mà..." bổ sung nghĩa cho câu phía trước, phải được cách bằng dấu phẩy, sao lại dùng dấu chấm? Mà "các thế hệ sinh viên" có phải là "trò" không? Nếu không thì là lỗi lặp từ rồi. Sơ sơ mới là nhiêu đó, còn chưa xét thêm ngữ nghĩa nữa kìa. Có nên dùng "cùng tụ hội trong niềm vui khôn xiết" cho đối tượng là thầy trò không

Những người làm ra đoạn quảng cáo này đã thiếu ý tưởng, đành phải câu kéo bằng những từ bóng bẩy. Những với khả năng tiếng Việt như vậy thì chỉ khiến mọi thứ trở nên phản cảm. Tôi sẽ thử viết lại.
NGÀY HỘI TRUYỀN THỐNG KHOA VẬT LÝ 2014: BỐN LÝ DO KHÔNG THỂ KHÔNG ĐI
  • Là nơi các anh chị năm ba, năm tư giới thiệu sản phẩm chuyên ngành, giúp bạn hiểu rõ mặt mũi các chuyên ngành trông như thế nào.
  • Là nơi trò, thầy, thầy của các thầy, thầy của các thầy của các thầy tới để cùng nói về những ngày tháng xây dựng khoa Vật lý. Bạn sẽ được thấy thời sinh viên của các thầy đầy nhiệt huyết thế nào.
  • Là nơi các bạn sẽ sung sướng hết mình với đội nhảy tập thể, cùng ca hát (hay la hét?) vang trời.
  • Là nơi được ăn miễn phí :D
Tất cả những thứ này được viết ra chưa đầy năm phút, chỉ cần động não là được. Có thể ý tưởng tôi vẫn chưa hay, nhưng tôi muốn đưa ra một ví dụ về việc đưa ra ý tưởng. Tất cả chỉ là có chịu khó hay không thôi.

Cũng cần phải học cách viết một ý tưởng sao cho tốt. Tôi nghĩ cuốn Tạo ra thông điệp kết dính của Chip Heath và Dan Heath nói khá hay, các bạn có thể tham khảo nó hoặc những cuốn tương tư.

Không gom các chuyên ngành vào một chi Đoàn. Gom vào thì đúng là thuận tiện, nhất là với các  chuyên ngành ít người. Nhưng lúc đó bí thư của chuyên ngành A sẽ không thể nắm rõ tình hình của chuyên ngành B. Việc đưa lên phó bí ở chuyên ngành B nghe có vẻ giải quyết tình trạng này, nhưng việc này sẽ làm giảm trách nhiệm với phó bí B và tăng thêm trách nhiệm ở bí thư A. Chưa kể, với những ai coi sự nghiệp sau này là ĐH thì không nói làm gì, nhưng với các bí thư nhỏ thì phải lo học. Ôm một lúc gần năm chục người trong đó tới phân nửa là không hề biết mặt là vô cùng oải.

VD: gửi email các hoạt động cho các bí thư. Bí thư A sẽ phải chuyển lại cho B, và nếu B có thắc mắc gì sẽ phải hỏi A rồi A hỏi lại cấp trên. Lằng nhằng, tam sao thất bản. Hơn nữa, A sẽ phải chịu trách nhiệm cho những người mà A không thể quản lý -> vô lý.

Ứng dụng triệt để công nghệ. Chắc chắn là Đoàn trường đã có ứng dụng công nghệ, tôi không phủ nhận. Nhưng triệt để thì tôi chưa thấy. Việc đánh giá RLĐV chẳng hạn, hoàn toàn có thể đưa chúng thành một mẫu trên mạng. Ai thấy mình phù hợp với mục nào thì tự đánh dấu, tự cho điểm. Có rất nhiều dịch vụ cung cấp khảo sát miễn phí, không nhất thiết phải là Google Form. Người dùng không cần phải đăng ký tài khoản (chỉ người lập khảo sát mới phải đăng ký), lúc tổng hợp rất nhanh chóng, dễ dàng. Cứ google "Free online survey" là có hết. Cũng có thể làm một clip hướng dẫn làm sổ sách như thế này. Không phải mất thời gian họp hành (mà thường phải họp vào những lúc đói + buồn ngủ), cũng dành được thêm thời gian để làm những việc quan trọng (thảo luận để phát triển hướng hoạt động chẳng hạn). Lúc đầu thì có hơi mất thời gian, nhưng chỉ cần đầu tư một lần là có thể dùng cho muôn đời sau =)).

Dùng bảng khảo sát để tổ chức chương trình là rất có lợi.Ví dụ sau khi tổ chức Big Bang xong, có thể gửi email chứa link khảo sát cho các nhóm tham dự. Nội dung thì ai cũng biết: bạn nghĩ thế nào về cuộc thi này, bạn thấy đề năm nay ra sao, có muốn bổ sung thêm gì không, v.v. Khi làm đề, mỗi người sẽ có một hình mẫu đề khác nhau, nhưng những con số thống kê được mới thật sự cho thấy mẫu đề hoàn hảo.

Thông tin đầy đủ. Sẽ là buồn khi mình làm vì người ta mà họ không nhận thấy. Còn sẽ là bực mình nếu ý của mình tốt mà vì không hiểu nên họ lại quay ra mắng mình. Cái vụ ĐRL chẳng hạn. Sau bốn năm, gần ra trường tôi mới phát hiện ra là Đoàn trường chả thể giúp để nâng hay hạ điểm. Điều này đã từng khiến cho tôi có suy nghĩ tiêu cực về ĐRL, về Đoàn trường. Mà tôi lại là một bí thư mới kinh (may quá, mình chỉ là tiểu tốt). Biết bao nhiêu bí thư không nắm được vấn đề này, trách sao sinh viên không hiểu và gây sức ép để có điểm cao.

ĐRL có thật sự phản ánh được việc hoạt động của SV hay không, tôi không biết. Một sinh viên có ĐRL thấp có thể là do phải phụ gia đình hoặc đã có tham gia các hoạt động khác. Tương lai của sinh viên đó có thể bị ảnh hưởng. Đó là vấn đề về bản chất của ĐRL. Người có thẩm quyền trả lời lại không phải là ĐH (ít nhất là ở cấp khoa). Nhiều sinh viên đã nhầm lẫn và gây áp lực lên ĐH, trong khi người phải hỏi là nhà trường. Có thể trách sinh viên không chịu tìm hiểu kỹ trước khi chỉ trích, nhưng cũng không thể không trách ĐH đã không giải thích rõ. (Nói thật, nếu mà giải thích khi họp thì chẳng ma nào nghe đâu, cũng đừng trách. Mấy buổi họp đó toàn họp giữa trưa, vừa đói vừa buồn ngủ, lại còn phải lo học buổi chiều nữa thì sao mà hiệu quả được. Rồi đến lúc bắt đầu tính ĐRL lại nói thêm lần nữa thì ai dám tin.)

Chỉ nói một vài lần thì không đủ, phải mưa dầm thấm lâu và rộng khắp. Không thể trách mọi người nghe xong rồi quên. Tôi đề xuất một cách giải quyết. Mỗi lần trên Fb của ĐH có thông báo một hoạt động gì đó thì thòng thêm một câu chú thích, đại khái:

ĐRL không được cộng bởi ĐH mà phòng CTSV. ĐH chỉ là người đứng ra tổ chức và điểm danh.

Với mỗi lần tự đánh giá RLĐV, thòng thêm một câu:

Các đánh giá này dùng để đánh giá chất lượng đoàn viên trong tổ chức Đoàn, không liên quan đến đánh giá chất lượng sinh viên trong trường là ĐRL. Vì đánh giá này không ảnh hưởng đến ĐRL nên ĐH khuyến khích bạn trung thực.

Bảo đảm câu này là câu ăn tiền. Việc giải quyết ĐRL chỉ giải quyết vấn đề thấp trong tháp Maslow: nhu cầu an toàn. Còn ở đây nó còn làm một thứ tuyệt vời hơn nữa: cho họ được trung thực, cho họ được đứng đầu tháp. Nó cho họ sự tin tưởng rằng trung thực thì sẽ không bị hại.

Các hiểu lầm khác cũng được giải tỏa rất nhanh chóng nếu được giải thích một cách chính thức. Chỉ có làm chính thức mới tạo được sự tin tưởng cao độ.

Việc tiền nong cũng vậy. Đành rằng nhiều khi cần thêm tiền mà không biết phải làm sao, đành phải dùng mưu kế để kiếm thêm. Cứ nói rõ ràng là do phải chi đột xuất cái này, cái kia, nay xin các bạn thêm vài ngàn nữa. Muốn làm được điều đó thì phải được sự tin tưởng. Muốn được sự tin tưởng thì phải trung thực. Còn luồn luồn lách lách thì chỉ được một vài lần, và chắc chắn sẽ luôn ở trong vòng luẩn quẩn: không được tin tưởng -> phải luồn lách -> không được tin tưởng.

*****

Những điều trên đều là những điều tôi rút ra được sau khi làm bí thư một chi Đoàn trong vòng hai năm. Năm nay ra trường, thấy nhiệt tình cạn hơn so với lúc mới nhận lời làm bí thư. Số nhiệt tình còn sót lại đem ra đây hết. Hy vọng giúp được cái gì thì giúp. Không cần các bạn phải làm đúng như trên, chỉ cần các bạn chịu suy nghĩ, vậy là tôi đã thành công.



26/4/14, hoàn thành lần đầu.
4/5/14, bổ sung thêm phần Bồi dưỡng thêm tiếng Việt và những lời nói đầu
9/5/14, chỉnh sửa phần đó.

Friday, April 18, 2014

Người Việt không đến nỗi xấu

Mấy ngày nay đọc báo, thấy nổi cộm vấn đề người Việt không xấu. Thấy đưa ra nhiều ví dụ đáng phê phán lắm. Tự phê phán thì rất tốt, nhưng không biết có đúng là người Việt xấu xí đến như vậy không? Tôi muốn đặt ngược lại vấn đề.

Thường thì người ta sẽ đưa ra nhiều so sánh với nước ngoài, rằng nước ngoài thế này, nước ngoài thế kia. Ở Nhật, ở Mỹ, ở Singapore, v.v. Nhưng tôi thấy đôi khi, trong lúc phấn khích viết bài, chúng ta lại làm quá. Điều này cũng dễ hiểu, nhưng để có thể tự phê phán một cách đúng đắn, không nên chỉ mỗi chăm chăm nhìn vào tật xấu của mình. Nhận ra mình không đẹp như chúng ta tự đánh lừa mình là một điều rất đáng khen ngợi, nhưng có lẽ đôi khi vì chỉ thấy cái xấu mà chúng ta trở nên u ám hơn. Nói cách khác, chúng ta xấu hơn chúng ta tưởng và chúng ta tốt hơn chúng ta tưởng. Nói cách khác, đừng quá tưởng tượng. Hãy phân tích mọi thứ cẩn thận và nhiều chiều.

(Nói trước luôn, tôi không định nói các báo đã nhầm lẫn hết cả, không không không. Tôi chỉ muốn vạch sâu tìm lá, và đám sâu này đã được người ta nhặt ra từ đám hoa hòe rồi. Cái ý của tôi ở đây là có khi trong đám sâu đó có khi lại có một thứ sinh vật không phải là sâu)
Đừng ngồi các kiểu ở chỗ đông người
Vụ này căng đây. Với người nước ngoài, họ chỉ ngồi khi có ghế. Không có ghế, người ta chỉ đứng dù có mỏi chân. Ai ngồi thì có nghĩa là đang quá mệt và thường họ kiếm một góc khuất, ngồi bệt xuống dựa lưng vào vách tường, chân duỗi thẳng, và tất nhiên khi thấy bớt mệt thì đứng lên ngay.
Còn ta? Ta ngồi bất kể lúc nào đoàn ngừng di chuyển! Trong sân bay, nếu các bạn thấy 4-5 nhóm khách du lịch ở khu vực không có ghế, trong đó có một nhóm kẻ đứng người ngồi lổm nhổm thì đến 90% chắc chắn rằng nhóm đó là người anh em của chúng ta. Tại sao lạ vậy? Có lẽ vì ta có thói quen thích chọn cái khỏe hơn, mà ngồi thì khỏe hơn đứng là tất nhiên rồi. Chẳng ai biết đó là hình ảnh nhếch nhác trong con mắt người nước ngoài. [1]
Tôi và các bạn chắc đều đồng ý với nhau vấn đề người phương Tây coi trọng cá nhân, người phương Đông coi trọng cộng đồng rồi chứ nhỉ? Và mỗi cái đều có tốt xấu riêng, ta không thể nói cái nào tốt hơn cái nào. Chúng ta tiếp tục. Nếu người phương Tây vì sợ ảnh hưởng đến công cộng mà tự tước bỏ quyền lợi sức khỏe của mình, thì thật nguy hiểm. Đái đường cũng vậy. Chắc ai cũng hiểu cái cảm giác tuôn chảy tuyệt vời khi phải "vì mọi người" rồi chứ nhỉ. Đái đường không có lỗi, lỗi là thiếu nhà vệ sinh. Thế nhưng vứt rác có phải là lỗi không? Tôi cho là không, vì cầm bịch rác không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Sức khỏe từng người là chuyện quan trọng nhất rồi mới tới chuyện vì cộng đồng. Nếu phải vì cộng đồng mà tự nguyện tước bỏ sức khỏe của mình, tôi cho rằng như vậy thì không coi trọng cá nhân cho lắm. Mà như vậy thì khá mâu thuẫn.

Bạn cũng có thể đặt câu hỏi ngược lại: đứng một tí thì có ảnh hưởng mấy tới sức khỏe đâu? Tất nhiên, nếu chỉ một tí thì nói làm gì. Vấn đề là cái chữ quá kia kìa. Người đứng đang mỏi, nhưng có thể tiếp tục được. Nhưng đang mỏi. Cái trạng thái dở dở ương ương ấy thật khó xử. Nhưng cái cảm giác mỏi là cái cảm giác cơ thể báo hiệu rằng ngồi thì có lợi cho sức khỏe hơn. Và khi cơ thể cảm thấy không ổn, thì nó là không ổn.

Nếu nhất trí tới đây, thì ngồi là không có hại. Tiếp tục, tôi sẽ chứng tỏ ngồi là có lợi. Việc ngồi túm tụm như trên còn có một ưu điểm tuyệt vời nữa: sự gắn kết cộng đồng. Họ có thể đứng tiếp, nhưng ngồi cho họ cơ hội được nói chuyện. Đứng có thể nói chuyện được không? Được chứ, nhưng ngồi thì mới nói lâu được [2]. Con người là một động vật xã hội, người phương Đông lại chú trọng tính cộng đồng, vậy ngồi là có lợi quá chứ lị. Tôi chưa thấy báo nào nói người phương Đông chết vì cô độc, chứ tôi thấy người phương Tây chết khô trong nhà 42 năm không ai biết rồi [3]. Vừa không có hại, lại có lợi, sao ta lại không làm?

Có khi nào chúng ta vì ngưỡng mộ sự vượt trội về kiến thức của người phương Tây (một chuyện hiển nhiên khỏi cần bàn cãi) mà áp dụng cả cách sống của họ vào nền văn hóa của chúng ta? Giống như cái cách mà chúng ta (chính xác hơn là một người Trung Quốc) dịch thuật ngữ subject trong tiếng Anh thành chủ ngữ/chủ từ vậy [4]. Trong tiếng Anh, danh từ đầu tiên trong câu là subject, là chủ của một câu nhưng trong các ngôn ngữ phương Đông, nó không làm chủ. Cấu trúc câu ở phương Đông phải là đề - thuyết. Và sự nhầm lẫn này là một tai hại. Nó tai hại vì bây giờ, khi mọi người đã quen với cấu trúc câu chủ ngữ - vị ngữ thì không còn cách nào sửa lại được. Trong xã hội học hình như đây được gọi là tâm lý sính ngoại (xenocentrism) [5] thì phải. Có ngưỡng mộ thì ngưỡng mộ cái liên quan, chứ đừng ngưỡng mộ ké những thứ không liên quan.

Và vì như vậy, tôi có thể khẳng định một tính xấu của người Việt Nam không? Tâm lý sính ngoại. Sính ngoại ở đây không chỉ là chuộng mua đồ ngoại, mà là chuộng được trở thành người ngoại.

[1] Hoàng Mạnh Hải, Tính xấu người Việt: Đi xa, năn nỉ... nhớ giùm
[2] Đoạn này tôi nói trong lúc phấn khích, mọi người có thể đặt nghi vấn. Tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn. Nhưng nếu đứng nói mà cũng giống như ngồi nói, thì tại sao trong phòng họp phải đặt ghế làm gì?
[3] Bà Hedviga ở Croatia http://www.dailyrecord.co.uk/news/uk-world-news/woman-sat-dead-front-tv-977414
[4] Cao Xuân Hạo, Về lịch sử của khái niệm chủ ngữ
[5] Cái này tôi được nghe trong một bài diễn thuyết của chương trình "Trí / Thức", chủ đề là Phục hồi và phát triển văn hóa vật thể cho sáng tạo
























































Nếu mà tôi phải trả lời, thì tôi sẽ trả lời là hên xui, mà xui nhiều hơn hên. Câu hỏi ở trên chỉ được đặt ra trong một khoảnh khắc phấn khích mà thôi.