Sunday, May 11, 2014

Trò chuyện với Dương Thụ

Bạn nghĩ nền âm nhạc Việt Nam hiện nay như thế nào?

Nhạc sỹ Dương Thụ cho rằng nó đã quá xuống cấp, thể hiện trình độ văn hóa thấp kém của người nghe.

Không biết nhạc sỹ định nghĩa thế nào là nhạc tầm thường nhỉ? Tôi muốn biết ông nghĩ thế nào về các dòng nhạc như rap, hip hop, dubstep.

Tôi thì thấy ông có vẻ hơi cực đoan. (Thật ra thà cực đoan còn hơn không ai nói. Với lại tôi thấy những người đứng trên đỉnh cao của tri thức thường hay cực đoan. Cao Xuân Hạo là một ví dụ kinh điển.) Đồng ý với ông là nhiều bài hát rất vớ va vớ vẩn, ngôn từ lụy tình.

Nhưng nếu là bài này thì sao?


Cũng là một sản phẩm của Karik, bài này thì sao?

Hai bài sau, nó đều phản ánh một khía cạnh nào đó trong xã hội. Có được gọi là thấp kém không nhỉ?

Đó là nhạc Việt, nhạc nước ngoài thì sao?

Night creatures call and the dead start to walk in their masquerade
There's no escapin' the jaws of the alien this time
(they're open wide)
This is the end of your life
Đó là Michael Jackson đấy nhé. Còn đây là đỉnh cao của rap: năm đề cử Grammy, được giải Oscar cho nhạc phim. (Thông tin thêm: lúc nhận giải, do không tin mình thắng nên Enimem nằm ngủ ở nhà, con gái xem hoạt hình kế bên.)
Mom, I love you, but this trailer's got to go
I cannot grow old in Salem's lot
So here I go is my shot.
Feet fail me not or not this may be the only opportunity that I got
Vậy thế nào là nghệ thuật? Tôi chưa dám trả lời, nhưng trong giới hạn kiến thức có được, tôi nghĩ rằng đó là khi nó được lan tỏa trong cộng đồng. Một bài hát có thể không có nhiều ý nghĩa, nhưng nếu nó có một điều gì đó lan tỏa được trong cộng đồng, thì đó là nghệ thuật. Nếu một cách nào đó, một bài hát vô nghĩa trở nên được cộng đồng yêu thích, thì trong nó có một chút nghệ thuật. Cho dù có quảng cáo rầm rộ đi chăng nữa, công chúng sẽ là người phán xét cuối cùng. Điển hình là bài Gangnam StyleGentleman của Psy. Gentleman tuy được quảng cáo mạnh mẽ hơn Gangnam Style, nhưng kết quả ai hơn ai mọi người đều biết, lý do tại sao chắc ai cũng hiểu.

Con người cuối cùng cũng chỉ muốn được kết nối với nhau, bài hát (hay tranh vẽ hay bất kỳ cái gì) chỉ là phương tiện để đạt được mục đích. Nàng Kiều lỡ bước kết nối những người nghe nó trong vòng một tháng, Anh không đòi quà kết nối những con người còn chút liêm sỉ trong người trong khoảng thời gian vài tháng, bản Sonata cho Piano số 14 của Beethoven (được mọi người biết đến qua cái tên Sonata Ánh trăng) kết nối con người từ năm này sang năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, bắt đầu từ năm 1801.

Tóm lại, tôi không bảo vệ thứ vô nghĩa, tôi bảo vệ thứ kết nối con người lại với nhau.

Một ví dụ cuối. Các nhạc thính phòng được coi là đỉnh cao của nền âm nhạc thế giới. Bài nào vốn không phải là nhạc thính phòng mà được viết lại cho thính phòng đều là những bài có sức lan tỏa rất lớn; được giới hàn lâm công nhận quả là một vinh dự lớn. Gangnam Style chẳng hạn.









Thôi, bài này hay hơn :v

3 comments:

  1. Một phần là thị hiếu người xem nhạc kém nghệ thuật chiếm nhiều hơn hẳn, nên có thể những dòng nhạc đó đc sinh ra để đáp ứng hoặc ngược lại.
    Sau năm 75 thì nhạc vàng dần dần ít người quan tâm hơn, cũng không dám nói nhạc đỏ người ta quan tâm hơn,
    Hiện vn đang là dân số trẻ, cũng vì thế mà những dòng nhạc trẻ đc sinh ra từ khi vn mở cửa hội nhập, nhất là những năm cuối thế kỷ 20, tất nhiên dòng nhạc trẻ đó đa số là đạo nhạc từ các nước châu á như Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, dần dần chiếm ưu thế, tất nhiên có những bài hát làm nức lòng khán giả trong một thởi gian ko phải là ngắn 1 tháng, 2 tháng hoặc đến một bài nào đó mới nổi.
    Chính người nghe nhạc là nguồn động lực cho việc đạo và tự sáng tác, và thế dòng nhạc này tự trôi đi theo giới trẻ lớp này đến lớp khác, tất nhiên nghe thuật bình quân vân thấp, chỉ phát triển đc kĩ thuật âm nhạc cũng như lăn-se.

    Người ta nói dòng nhạc trẻ này kém nghệ thuật, tất nhiên thời nào mà chẳng nói thế, như Bach chẵng hạn người ta nói ông bị lỗi thời và sau này người nhận ra đc giá trị di sản của ông. Nhưng so sánh thế thật quá khập khiễn, thời nay sáng tác không phải là để sinh ra dòng nhạc mới, và họ cũng chẵng phải thiên tài âm nhac gì cả, đơn giản là nghe nhạc này thật dễ hiểu !!!
    Người ta nói âm nhạc gắn kết con người với nhau, tất nhiên phải gắn kết về mặt tình cảm (tình yêu, tình bạn, tình thương, gia đình quê hương đất nước v.v) tất nhiên không thể đi vào lòng người nêu như bản nhạc đó chỉ tôn vinh một con người, tôn vinh chính trị, hay chỉ thể hiện bản thân !!!

    Chúng ta không thể gắn kết với nhau bằng cảm súc mơ hồ, dẽ dãi, hời hợt. Chỉ gắng kết nhất thời đc sinh ra và lắng xuống nhanh như nó nỗi lên vậy.

    Chẳng thể trách gì khi người ta nói âm nhạc bây giờ xuống cấp nhất là nhạc trẻ. Quan điểm đó ko cực đoan, vì trong nghệ thuật người ta luôn hướng đến cái đẹp và lâu dài. Cực đoan ỡ chổ lá quá hời hợt !!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài trả lời dài quá nó không cho đăng, anh trả lời ở đây: http://ooker7.blogspot.com/2014/06/re-tro-chuyen-voi-duong-thu-tra-loi.html

      Delete
    2. À, anh nghĩ là nó đủ điều kiện để gọi nó là cực đoan, vì những ai trong phòng có giơ tay phát biểu, kể cả nhân vật biểu diễn đều cho rằng điều đó là tốt, nhưng hơi cực đoan.

      Delete