Thursday, June 19, 2014

Re: Trò chuyện với Dương Thụ. Trả lời bình luận của Dav Jr

Bình luận ở đây: http://ooker7.blogspot.com/2014/05/tro-chuyen-voi-duong-thu_11.html?showComment=1403174890111
Chỉ gắng kết nhất thời đc sinh ra và lắng xuống nhanh như nó nỗi lên vậy.
Tất cả những gì anh muốn nói là cái này đây :)))))))))))))))))))

Chuyện này cũng giống như nhà khoa học và nhà chính trị. Nhà khoa học thì luôn tìm hiểu nói những điều đúng, còn nhà chính trị thì ranh ma lươn lẹo. Nhưng đợi đến khi nhà khoa học nói được điều đúng (sau vài ngày google chẳng hạn) thì nhà chính trị đã đưa ra được vài chính sách rồi. Mà vài ngày và có Google hỗ trợ là được gọi là nhanh lắm rồi, một bài báo khoa học có khi mất mấy năm chưa ra. (Khóa luận anh làm cũng chưa xong :v).

Trở lại vấn đề, anh không nói là ông ấy nên dừng lại, mà trái lại, nếu đặt mình vào vị trí có ảnh hưởng mạnh mẽ như ông ấy, anh cũng sẽ làm chính xác những gì ông ấy làm (và nói). Anh cho rằng đây là sự cực đoan cần thiết. Anh không bàn chuyện cần thiết hay không, anh chỉ bàn chuyện có cực đoan hay không.

Lấy một ví dụ trông có vẻ không liên quan: gái ăn chơi và gái chính chuyên vậy. Trong một môi trường quá chính chuyên, thì những kẻ ăn chơi sẽ thành công. Ngược lại, trong một môi trường toàn ăn chơi trác táng, những người nết na dịu dàng sẽ được săn đón. Điều nghịch lý hơn nữa là trong cả hai trường hợp, ai cũng biết là ăn chơi sẽ dễ dính sida hơn.

Lần lại lịch sử tình dục sẽ thấy, các giai đoạn giữa giải phóng và bảo thủ cứ xen kẽ nhau. Chỉ xét từ sau khi có thuốc tránh thai được phát minh, phong trào giải phóng tình dục nổ ra ầm ầm. Nhưng tới gần đây, ngay chính phương Tây, lại có xu hướng muốn giữ trinh tiết cho đến khi cưới.

Tất nhiên tất cả những điều này đều là tốt, mỗi lần như vậy xã hội lại tiến thêm một bước. Mỗi lẫn bước quá sang một bên thì sẽ có một phong trào đòi bước lại sang bên kia. Dần dần hai bên sẽ tìm được điểm trung hòa hay vị trí cân bằng. Tồn tại một tỷ lệ ổn định giữa gái chính chuyên và gái ăn chơi. Cái này gọi là Chiến lược Tiến hóa Bền vững (ESS). Nếu muốn, có thể đọc cuốn Gene vị kỷ của Dawkins để biết thêm chi tiết. (Cái này có cả Hamilton xây dựng chứ đừng đùa :))))) )

Quay trở lại vấn đề. Cái anh muốn nói là không nên và không thể tận diệt hết tất cả những bài nhạc hời hợt. Không thể, vì các bài nhạc đó sẽ có đất sống, bất kể trình độ của người nghe như thế nào.

Lấy ví dụ bài Gangnam Style. Bản thân anh ngay từ đầu cũng đâu thích nghe đâu. Đi đường thấy ai cũng bật bài này nghe bực. Nhưng rồi giai điệu nó cứ thấm dần vào người. Rồi thấy nó cũng hay hay. Đến lúc đó, anh mới thấy rằng nó có sự gắn kết mạnh mẽ. Nó trở thành đề tài để mọi người bàn tán. Sau khi bàn về nó xong, mọi người sẽ bàn về những cái khác. Nó là "miếng trầu" thời hiện đại. Miếng trầu thì không có (mấy) dinh dưỡng, nhưng (chắc) là nó ngon. Không thể chỉ ăn trầu mà sống, nhưng cuộc sống thì không thể thiếu trầu.

Mà giờ còn ai ăn trầu, cũng như Gangnam Style giờ cũng hết nổi. Sau đó ở VN thì có bài "Anh không đòi quà" với những clip nhại theo. Con người cần nghệ thuật chân chính, bản thân anh rất ủng hộ chuyện mỗi người phải tự nâng cao trình độ. Nhưng con người cũng cần những thứ thời thượng, dễ nhớ dễ quên. Những bài hời hợt có vị trí của nó, nó đã hoàn thành sứ mạng của mình. Ai cũng lo khi nó nổi lên, nhưng lại không để ý sau đó nó lại bị chìm đi. Giá trị của các bài chất lượng cao như Sonata Ánh trăng vẫn không bị sứt mẻ. Mà lo làm gì, chắc chắn là trong thời Beethoven cũng đầy nhạc vớ vẩn, giờ còn ai nhớ đến đâu. Vài năm nữa là bài Gangnam Style sẽ chìm vào quên lãng, thế hệ con người tiếp theo sẽ chẳng ai biết đến bài này.

Tóm lại, anh rất ủng hộ chuyện nghe nhạc có chất lượng, nhưng anh không phản đối chuyện nhạc hời hợt xuất hiện. Vế đầu anh luôn có từ hồi nhỏ, vế sau anh mới tìm ra gần đây. Anh sẽ phản đối những ý kiến cho rằng không được để cho nó tồn tại.

Mà hời hợt cũng có dăm bảy đường hời hợt. Như nhạc của HKT bị công kích quá trời, trong khi Gangnam Style có thấy ai công kích đâu. (Chắc chắn là có, nhưng nó đã bị đè bẹp rồi. Tại sao?).
.
.
.
Nói một tí về hoàn cảnh sáng tác bài này. Cái bài này bản thân anh cũng chưa thích công bố. Nó chỉ xứng làm một bản nháp thôi. Anh viết nó chỉ để mỗi khi gặp lại ông Dương Thụ, anh có cái để móc ra nói, tránh tình trạng quên ý. Thà khẩu phục nhưng tâm không phục thì không nói, ghét nhất là mình có ý để phản bác lại mà đến lúc phản bác thì lại quên.

No comments:

Post a Comment