Saturday, November 15, 2014

Đạo đức là gì?

Hôm qua (14/11/2014) tôi đi nghe buổi nói chuyện của TS. Dương Ngọc Dũng, chủ đề là Từ đạo đức đến tôn giáo. Ở đây tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi: Đạo đức là gì?
  • Theo Jeremy Bentham: đem đến nhiều lợi ích nhất cho nhiều người nhất (chủ nghĩa công lợi).
  • Theo Immanuel Kant: là cái mình cho là đúng nhất.
  • Theo Dương Ngọc Dũng: là việc đặt sự tôn trọng người khác lên trên tôn trọng chính mình.
Còn theo tôi, đạo đức là thứ gần giống với quan điểm của Jeremy Bentham. Tôi chỉ muốn sửa lại một tí:
  • Theo tôi, đạo đức là thứ đem lại nhiều lợi ích nhất cho cộng đồng của mình.
Ta sẽ xem xét từng trường hợp một.

...

Thôi, nói cho quan điểm của tôi thôi, tôi đói bụng rồi =)))

Tôi cho rằng những gì gọi đạo đức thật ra chỉ là bản năng của con người thôi. Chính xác hơn đạo đức là những gì mà bản năng thúc đẩy. Con người có bản năng yêu thương đồng loại, vì vậy thấy một người nằm vật vã sắp chết ai cũng sẽ động lòng thương xót và có ý giúp đỡ, dù rằng nếu không giúp thì cũng chẳng vi phạm pháp luật. Tại sao con người lại có bản năng đó? Vì nó đem lại nhiều lợi ích nhất cho cộng đồng của mình. Điều này cũng lý giải được vì sao người ta có thể làm hại lẫn nhau. Vì người đi hại không coi người bị hại thuộc cộng đồng của mình. Không phải cứ là dân Việt Nam thì là chung một cộng đồng. Cũng không phải bất đồng ngôn ngữ thì là khác cộng đồng. Một người sẽ thuộc rất nhiều cộng đồng khác nhau. Chúng đan xét vô cùng phức tạp. Thường thì khi gặp một người lạ, ta sẽ xem người đó vừa không phải là của cộng đồng của mình vừa thuộc cộng đồng của mình. Không thuộc vì ta sẽ có những sự ngập ngừng ít nói do không quen biết. Thuộc vì ta sẽ cố gắng vượt qua điều đó để bắt chuyện, vì sau đó cả hai sẽ phải hợp tác với nhau. Một kẻ giết cha giết mẹ sẽ không coi cha mẹ của hắn thuộc cộng đồng sống chung với hắn được (trong khoảng thời gian hắn thù hận cha mẹ), mặc dù trước đó hắn đã được cha mẹ nuôi dưỡng, và tất nhiên là lúc được nuôi dưỡng hắn không giết vì cha mẹ hắn đang thuộc cộng đồng của hắn.

Bản năng là thứ nằm trong gene. Nó không hoàn toàn chi phối chúng ta, ta có thể dùng lý trí lấn át nó. Nhưng nó sẽ hướng dẫn gần như mọi hoạt động của chúng ta, vì nếu chúng ta cứ dùng lý trí thì sẽ cạn kiệt năng lượng mà chết. Nó giải thích vì sao ta có thể từ chối cho tiền một người ăn xin, vì điều đó sẽ chỉ có hại cho chính họ mà thôi, nhưng vẫn cảm thấy trong lòng dâng lên một niềm thương hại. Thương hại đồng loại là thứ nằm trong gene. Các hệ quả kinh tế học thì không.

Cả quan điểm của Jeremy Bentham và của tôi đều có điểm khác biệt với các quan điểm khác, đó là nó có tính toán học ở trong đó. Giá trị lớn nhất là một khái niệm toán học. Nhưng làm sao để tính được cái giá trị đó? Bằng cách mô hình hóa cuộc sống. Lấy một ví dụ sau:

Để khuyến khích trẻ đọc sách, người ta có sáng kiến là cứ mỗi lần đọc được một cuốn sách, trẻ sẽ được thưởng 2 đô. Giả sử rằng mọi đứa trẻ muốn nhận được tiền đều phải chứng tỏ được rằng mình đọc sách đàng hoàng, vậy có nên áp dụng phuong pháp này không?
Bài toán này, nếu có thể toán học hóa, mô hình hóa nó, thì kết quả sẽ làm hài lòng tất cả mọi người. Đây chính là đạo đức.

Các câu hỏi có thể có:
  1. Làm sao có thể mô hình hóa tất cả các vấn đề phức tạp của cuộc sống được?
    Đây là vấn đề then chốt nếu sử dụng kiểu đạo đức này. Tôi không phải dân toán nên cũng không dám chém bừa. Nhưng tôi biết trong toán học có một nhánh là logic mờ, nghĩa là có thể áp dụng logic cho những thứ trước giờ không định lượng được như đẹp, xấu, hói, v.v. Hoặc thực tế hơn, có thể dùng dữ liệu lớn đề phỏng đoán một sự kiện được xảy ra trong tương lai. Cái này giống y như trong cơ lượng tử vậy. Không ai có thể khẳng định ngày mai tôi ăn bánh bao hay há cảo, nhưng sẽ luôn tính được xác suất mai tôi ăn bánh bao. Theo như tôi biết, ở Nga có dự án 2045, tham vọng là sẽ xây dựng được một cái siêu máy tính có thể dẫn dắt loài người đi, kiểu như trong phim I, robot vậy. Google kế bên các bạn kiểm tra giùm :D
  2. Ok, cứ cho là có thể làm được đi. Nhưng bộ não con người không thể tính toán với ngần ấy công thức được. Dù là nhà toán học kiệt xuất cũng không thể tính nhanh một tích phân 20 lớp được.
    Cái này dễ thôi. Cứ tạo một cái app tên là Đạo đức, dùng cho cả iOS, Android và Windows Phone. Tới lúc cần đưa ra quyết định đạo đức, cầm lên hỏi Siri, Google Voice hay Cortana câu "What should I do?" là được. Thông tin sẽ được truyền tới máy chủ và kết quả đạo đức sẽ được trả lại. Còn hiện đại hơn thì cấy luôn một con chip vào trong não. Cắm đầu mình vào một cái máy thì cũng đâu khác cắm cái máy vào đầu mình đâu.

  3. Thế ra chúng ta sẽ là con rối của một cái máy à?
    Thật ra là trong một số hoàn cảnh, chúng ta đã là như vậy rồi. Lái máy bay bây giờ toàn bật chế độ lái tự động. Sự phức tạp trong việc lái máy bay lớn tới nỗi không con người nào hiểu nó một cách cặn kẽ cả. Sau này tới lượt xe cộ cũng sẽ tự động lái. Và chẳng phải chúng ta đang ngồi trước màn hình máy tính đó sao? Tôi nghĩ sẽ có ngày loài người chúng ta trở thành người-máy.
  4. Hmm. Xem nào, bây giờ toán học chưa phát triển mạnh đủ để toán học hóa nó, công nghệ cũng chưa đi tới việc cấy ghép chip vào đầu. Xem như là cái kiểu đạo đức này chỉ có thể dùng được trong tương lai. Vậy thì từ giờ đến đó tôi phải dùng kiểu đạo đức nào?
    Chắc là từ giờ đến lúc đó mọi người phải tự mình trả lời câu hỏi đó, hoặc tham khảo một số mẫu đạo đức có sẵn.

No comments:

Post a Comment